BỀ MẶT PHỦ SƠN

Tình trạng : Còn hàng
Kích thước : *
Bề dày : *
Danh mục : SƠN
Giá liên hệ
Số lượng :
MUA NGAY

Mô tả sản phẩm


Giới thiệu:

Bề mặt sơn bệt là bề mặt được dùng sơn PU sơn trực tiếp lên cốt gỗ MDF hay Verneer, sau khi đươc sơn lót hai lớp, trà nhám và sơn màu một lớp, với các màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng… bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều công trình như showroom, phòng trẻ con, con gái, triển lãm…

Sơn PU (Polyurethane) là loại sơn hai thành phần, gồm các thành phần nhựa Polyol kết hợp với disocyanate, dung môi hữu cơ và các thành phần phụ gia khác. Với sự kết hợp trên đã cho màng sơn có độ cứng, dẻo dai bền màu, bền nước và tia cực tím, bền với thời tiết.

Sơn PU được sử dụng để làm một lớp sơn phủ bảo vệ, trang trí trên các thiết bị công nghiệp có bề mặt là gỗ nội thất, gỗ ép, mây, tre nứa, sắt, thép… Thích hợp trên các công trình trong nhà và ngoài trời

QUY TRÌNH SƠN PU BỀ MẶT ĐỒ NỘI THẤT GỖ

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt gỗ cần được làm nhẵn bằng giấy nhám 240 (độ mịn của giấy nhám). Với các chi tiết gỗ bị khuyết tật cần được sử lý kĩ hơn bằng các phương pháp rặm, vá. Sau khi nhám bề mặt gỗ không còn gồ ghề chỉ còn cảm giác mát mịn là được.

Bước 2: Bả bột hoặc lau màu

Bột bả sẽ được bả lên bề mặt gỗ nhằm bít kín những ghim gỗ, làm cho bề mặt gỗ không còn thẩm thấu được nước. Với những sản phẩm có yêu cầu đặc biệt, màu sẽ được chộn lẫn với bột bả để lau lên bề mặt. Sau thời gian nhất định bột bả đã khô, tiếp tục sử dụng giấy nhám 240 để chà lại.

Bước 3: Sơn lót lớp 1

Bề mặt được làm sạch bụi, sử dụng súng sơn với áp lực hơi 8kg/cm2, góc mở của vòi sơn là 30˚. Sơn sẽ đi qua bề mặt gỗ 3 lượt cho một lần lót, kết thúc lớp lót 1.

Bước 4: Sơn lót lớp 2

Sau thời gian khoảng 2h lớp sơn lót 1 đã khô, dùng giấy nhám 320( độ mịn của giấy nhám ). Nhám lại bề mặt gỗ và tiếp tục sơn lớp lót thứ 2 với dụng súng sơn với áp lực hơi 8kg/cm2, góc mở của vòi sơn là 30˚. Sơn sẽ đi qua bề mặt gỗ 3 lượt cho một lần lót.

Bước 5: Phun màu

Sau thời gian 2h bề mặt lớp lót thứ 2 đã khô, tiếp tục dùng giấy nhám 320 chà nhẹ cho bề mặt mịn, thổi sạch bụi và phun màu. Với áp lục hơi 8kg/cm2, góc mở vòi phun là 60˚, khoảng cách từ vòi phun tới bề mặt gỗ là 50cm, lớp màu sẽ được phun 2-3 lượt cho 1 lần phun màu.

Bước 6: Dặm màu và phun bóng

Sau thời gian khoảng 1h lớp màu đã khô, dùng giấy nhám 320 vuốt nhẹ, thổi sạch dặm lại những điểm màu nhạt hơn. Để có được màu thật đều trên bề mặt gỗ, sau đó tiến hành phun lớp bóng bề mặt. Sau khoảng 8-10h (trong điều kiện thời tiết có nắng) phun bóng sản phẩm có thể đóng gói xuất xưởng.

 

Ưu điểm:

Sơn PU để lại nguyên vân gỗ của sản phẩm, vậy nên nếu bạn muốn sở hữu nội thất mang phong cách hiện đại thì sơn PU là giải pháp rất hữu hiệu.

 

Sơn PU làm cho nội thất thêm bóng bẩy hơn, khả năng bám dính tốt, sơn có độ cứng cao và khả năng chịu lực, chống va đập mạnh rất hiệu quả.

 

Nhược điểm:

Yếu điểm lớn nhất của sơn PU là bạn không thể sơn màu nào cũng được mà nó còn phụ thuộc vào màu của vân gỗ. Ngoài ra sơn không kháng được dung môi, không chịu được trọng tải cao và khả năng chống trầy xước kém.

Ứng dụng:

Bề mặt sơn bệt là bề mặt đặc biệt được dùng sơn PU sơn trực tiếp lên cốt gỗ MDF, sau khi đươc sơn lót, trà nhám và sơn màu, với các màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng... bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều công trình như showroom, phòng trẻ con, con gái, triển lãm...

0938 690 689